Du Lịch Bụi Myanmar Cần Chú ý Những Gì?
Du Lịch Bụi Myanmar Cần Chú ý Những Gì?
Myanmar (Miến Điện) là “Xứ sở Chùa Vàng”, đó là lí do 90% dân số của họ theo đạo Phật. Mị đã đến đây ngay vào mùa lễ hội nên rất đông đúc, có một điều đặc biệt, mặc dù họ theo Phật nhưng vẫn ăn thịt cá bình thường? ( chẳng hạn, đạo Muslim không ăn thịt heo, đạo Hindu không ăn thịt bò ), trước cổng chùa, họ còn bày bán cả cá khô . Và nếu dùng hoa sen để cúng trong dịp lễ hội chùa ở Việt Nam thì ở đây, hoa bông súng là biểu tượng .
Về chi phí, mặc dù đã tìm hiểu thông tin về đất nước này trước khi đi bụi nhưng vẫn bị sốc. Thiết nghĩ, đa phần họ theo Phật giáo thì tâm phải thiện nhưng…..sai lầm . Họ hét giá taxi từ 40.000 kyat, nhưng họ gặp người “không phải dạng vừa” haha.. kiên nhẫn đứng kì kèo trong 15 phút, và giá cuối cùng Mị nhận là 24.000 kyat, nghĩ là Mị đã trả giá bá đạo rồi nhưng vẫn còn bị hố . Nếu ai muốn ở ẩn, có thể Myanmar là 1 trong những nơi thích hợp vì wifi phủ sóng cả nước rất yếu, không kết nối được với gia đình .
Một điều khó hiểu nữa là mỗi khi bước chân vào một ngôi làng để tham quan, người nước ngoài bắt buộc phải trả phí ( từ 10 -20 đô Mỹ ), giới hạn chỉ ở được 5 ngày, và một số chùa phải trả phí chụp ảnh,.. Em lỡ dại trả phí cho một lần duy nhất, có thể luồng lách, tránh luật bằng cách kết bạn làm quen với những người đã vào ngôi làng mà Mị sắp đến, xin họ vé, họ sẽ cho liền nên các bạn đừng ngại, và nếu vé họ còn hạn trong 5 ngày thì okay nhưng nếu không, có thể dùng nước hoặc thủ thuật khác để làm mờ số ngày trên vé đi, bí kiếp cho những ai sắp du lịch Myanmar nhé .
Không được mang vớ, giày, áo dây, quần sọt khi bước chân vào chùa, nên mọi người đừng thắc mắc tại sao em giống người Ả Rập ( thậm chí kẹp nách đôi dép vào chùa như 2 lúa lên thành phố cũng không được, phải để trong balo nếu sợ mất dép kkk ).
Và chắc chắn mọi người sẽ hỏi sao họ bôi cái gì lên mặt, đó là một loại kem được chiết suất từ gỗ, rất thơm, có tác dụng bảo vệ da mặt dưới ánh nắng mặt trời ( nóng khủng khiếp vào ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm ), làm đẹp, và theo tín ngưỡng nên dù đàn ông, đàn bà, già, trẻ, bé, lớn khi ra đường và ở trong nhà đều sử dụng.
Ah.. ăn trầu là một hình thức văn hoá khác, nếu ở Việt Nam chỉ có số ít người già ăn trầu thì ở đây, họ ăn trầu ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tín, ăn trầu đại trà như một món ăn chính.
Điều ngạc nhiên khác, kể cả người bán hàng rong cũng biết nói tiếng anh, mặc dù họ không nói được nhiều nhưng ít ra biết mặc cả về giá cả. Về điều này, có thể họ vượt trội hơn Việt Nam.
Xe ngựa vẫn còn được phổ biến ở đây, dùng trong du lịch và chuyên chở hàng hoá. Mị đã thử đi xe ngựa, nhìn chú ngựa chạy lộc cộc suốt 5 tiếng đồng hồ, cả ngày phải làm việc từ sáng sớm cho đến khuya, cảm thấy xót trong lòng.. và cũng tự nhiên liên tưởng đến bản thân, sao hồi đó mẫu hậu không ráng đợi thêm 1 tháng nữa để sang năm con dê rồi rặng con ra , để giờ này con phải đi như ngựa. Lần đầu tiên đi xe ngựa nên “2 Lúa” có cảm xúc rất là KaKaKa…
Thức ăn rất ngon và hợp khẩu vị nhưng tất nhiên không đa dạng, phong phú như món ăn Việt.
Nào bây giờ cùng Mị khám phá Xứ xở Chùa Vàng thôi !
Mị và một nhà sư.
Một góc nhỏ ở học viện Phật Giáo – Sitagu international Buddhist Academy.
Miến Điện là nơi của đất Phật nên rất dễ bắt gặp hình này trên khắp xứ Chùa Vàng.
Một bức tượng Phật ở chính điện.
Người dân đang tham gia một lễ hội địa phương.
Bức tượng Phật ấn tượng gần một ngôi chợ địa phương.
Tượng phù điêu có ở khắp nơi.
Đôi bàn chân Phật trong điện thờ.
Mị đi chùa “cầu duyên”.
Một kiến trúc cổ bám rêu phong theo năm tháng.
Còn đây là Mị ở Bagan. Đó là cả là một hành trình dài để đến được đây .Đi Myanmar là phải đến Bagan nhé các bạn!
Kiểu chụp che mặt auto-đẹp là Mị đã áp dụng từ năm 2016 rồi!
Những người đàn ông đang tham gia một lễ hội đua thuyền trên sông.
Đây chắc là đánh bắt cá rồi. Chắc biết Mị bấm máy nên các anh tạo dáng rất chi là này nọ.
Những ngôi nhà trên sông làm Mị liên tưởng đến xứ Biển Hồ – Campuchia.
Chụp ngay một kiểu cho anh chàng đánh cá! Anh ấy không hề té cái bũm nha.
Người dân dùng “vỏ lãi” để di chuyển như bà con mình ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mị trổ tài nhiếp ảnh.
Khung cảnh yên bình bên một dòng sông mà Mị đã quên tên.
Hoàng hôn buông lơi.
Một hàng ăn của người dân địa phương với các món xiên rất giống các món xiên ở các nước láng giềng khác ở Đông Nam Á.
Rất giống xôi đậu phộng Việt Nam của mình.
Giờ bạn nào chuẩn bị xách balo lên và khám phá xứ Chùa Vàng mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì cứ nổ inbox/comment cho Mị, Mị sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích trong chuyến đi năm nào với các bạn nhé.
Leave a Reply